Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Anh chàng “hâm” kiếm 800 triệu mỗi năm từ chế tạo máy nông nghiệp đa năng từ đồ bỏ đi ( P1)

Anh chàng “hâm” kiếm 800 triệu mỗi năm từ chế tạo máy nông nghiệp đa năng từ đồ bỏ đi
Từ những chiếc động cơ xe máy bỏ đi, anh Tạ Đình Huy đã tận dụng nghiên cứu và cho ra đời chiếc máy nông nghiệp đa năng 8 trong 1 đang được bà con nông dân sử dụng rộng rãi. Năm 2015, anh thu về 700-800 triệu đồng từ sáng chế này.
Tạ Đình Huy miệt mài ngày đêm để sáng tạo nên chiếc máy nông nghiệp đa năng 8 trong 1.
Tốt nghiệp THPT, không qua trường lớp cơ khí, kỹ thuật nào nhưng với đam mê sáng chế và mong muốn giúp người nông dân đỡ vất vả trên đồng ruộng, Tạ Đình Huy (sinh năm 1982), ở thôn An Mỹ, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã chế tạo thành công chiếc máy nông nghiệp đa năng 8 trong 1 tiện lợi, hiệu quả và sáng tạo từ những động cơ xe máy bỏ đi.


Bố mất sớm để lại ba mẹ con trong sự nghèo khó, là con trai cả nên học hết lớp 12, Huy đành gác lại giấc mơ bước vào giảng đường đại học để lo kiếm việc làm phụ mẹ, nuôi em. Để có việc làm ổn định, Huy chọn học nghề sửa chữa xe máy. Đây cũng là lĩnh vực mà anh yêu thích và đam mê từ nhỏ.

Chàng trai sinh năm 1982 cho biết, từ nhỏ, anh đã tự mày mó nghiên cứu tháo, lắp và làm những món đồ chơi động cơ đơn giản.

Xuất thân từ gia đình làm nông, lớn lên cùng với ruộng đồng, hơn ai hết, Huy hiểu rõ nỗi vất vả nhọc nhằn của mẹ và những người nông dân. Đau đáu trong mình để giúp những người nông dân cơ cực, anh lúc nào cũng nghĩ đến một chiếc máy có thể cùng lúc tích hợp nhiều chức năng trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động.


Khi anh Huy chia sẻ sẽ tự tay thiết kế một chiếc máy nông ngư cơ đa năng, hiện đại, nhiều người đã cho là anh bi hâm
Cuối năm 2004, khi thấy nhà hàng xóm bán chiếc động cơ xe máy cũ cho người mua sắt vụn, trong đầu anh nảy ra biết bao suy nghĩ.

"Hiện giờ nhà nào cũng có xe máy cũ, họ muốn lên đời xe mới hơn. Thế nhưng xe cũ bán thì chẳng ai mua, để đó thì lãnh phí.... Tại sao không tận dụng động cơ để làm chiếc máy nào đó có ích, tránh lãng phí? Biết đâu có thể chế thành chiếc xe mới tiết kiệm điện năng, giải phóng sức lao động cho bà con nông dân?", Huy kể.

Nghĩ là làm, anh Huy miệt mài với ý tưởng của mình. Anh tìm mua những chiếc xe máy cũ hỏng về nghiên cứu. Ngày sửa xe, đêm anh Huy hì hụi, tỉ mẩn tháo lắp từng bộ phận rồi lại gò hàn... lắp ráp theo ý tưởng có sẵn trong đầu. Anh Huy chưa từng được học qua trường lớp cơ khí, kỹ thuật nào nên mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu.


"Thời gian đầu, nhiều đêm phải thức trắng để mày mò, học hỏi vẽ phác thảo các bộ phận, chi tiết máy. Khó khăn nhất là phải tính toán công năng, thông số kỹ thuật và lên bộ khung máy sao cho hợp lý. Thế rồi, cái nhiệt huyết trong người cứ hừng hực khiến tôi chẳng khi nào cảm thấy mệt mỏi", anh chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét