Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Chiêm ngưỡng Pataya Thái Lan

Nghe và thấy ở Pattaya
Pattaya - thành phố biển thuộc tỉnh Chon Buri nằm ở phía đông nam  Thái Lan. Pattaya được mệnh danh là “Thiên đường tình dục” hay “Kinh đô tình dục của châu Á”. Nếu đi Thái Lan, khách du lịch thái lan chưa ghé Pattaya thì coi như chưa đến Thái Lan.

Nền “công nghiệp” không dành cho dân bản địa

Tôi đón chuyến bay đến Thái Lan vào một ngày đầu hè năm 2016. Anh Nhí, một anh bạn người Thái (gốc Việt) làm hướng dẫn viên lâu năm tại Thái Lan đón tôi từ sân bay quốc tế Suvarnabhumi (tỉnh Samut Prakan, cách thủ đô Bangkok 25km). Trên đường đến Pattaya, anh Nhí kể nhiều về “thành phố sống về đêm” này. Những năm gần đây, du khách đến Pattaya ngày một đông. Bất kỳ ngày thường hay kỳ nghỉ lễ, Pattaya luôn chật kín du khách và là nơi để khách tiêu tiền nhiều nhất. Thành phố Pattaya có hình chữ S với diện tích hơn 22km2.
Vũ hội âm thanh, ánh sáng và màu sắc tại Pattaya, Thái Lan

Trước đây, dân cư của Pattaya thưa thớt, chỉ vỏn vẹn vài chục ngàn người. Du khách đến Pattaya sẽ được nghe kể nhiều về quá khứ của thành phố biển nghèo như cô bé lọ lem bỗng hóa thiên nga trong một thời gian ngắn. Trong cuộc chiến giữa Việt Nam với Mỹ vào thập niên 70 của thế kỷ trước, sân bay U-tapao được biết đến như một bàn đạp để quân Mỹ đổ vào Việt Nam. Thời điểm này, Pattaya chỉ là làng chài nghèo nằm ven bờ biển, đơn sơ và hoang vắng. Lính Mỹ đến Thái Lan sẽ “dừng chân” tại làng chài Pattaya tạm trú vài ngày. Phong cách của lính Mỹ đi đến đâu đều phải có quán nhậu, có bia để giải khát và giải khuây. Nhiều quán xá được mọc lên phục vụ nhu cầu cần thiết cho lính Mỹ.
Cùng chiêm ngưỡng cảnh đẹp Thái Lan qua tour đi thái lan
Quán mọc lên ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng cạnh tranh với nhau càng khốc liệt. Để lôi kéo khách, các chủ quán bắt đầu nghĩ đến việc “chiêu mộ” nhân viên ngồi chung với khách để tiếp chuyện. Hình thức “bia ôm” bắt đầu phát triển mạnh. Cuộc cạnh tranh vẫn không ngừng nghỉ và quyết liệt hơn. Các quán nhậu “lên đời” thành những vũ trường, quán bar sang trọng cùng nhiều cô gái phục vụ khách tới bến. Loại hình mại dâm xuất hiện tại làng chài Pattaya chỉ vài năm sau đó. Thái Lan trở nên nổi tiếng và được xem là điểm đến của những người có tiền đổ về để tiêu xài. Chính phủ Thái Lan đồng ý phát triển các loại hình sex-show tại Pattaya. Người Thái luôn có một sự sòng phẳng trong cách quản lý..


Pattaya được “quy hoạch” như một “khu đèn đỏ” thì những loại hình mại dâm hoặc các chương trình sex-show được phép hoạt động công khai. Ngoài địa phận của Pattaya hoặc các địa phương khác nếu không nằm trong diện quy hoạch “khu đèn đỏ” thì sẽ bị phạt nặng, thậm chí phạt tù. Pattaya còn được biết với lượng người chuyển giới cao nhất, chiếm tỷ lệ 25% so với dân số Thái. Giá phẫu thuật để chuyển giới ở đây được “đóng khung” ở mức dành cho nam là 20.000USD và nữ 30.000USD.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Máy cấy mạ non không động cơ của Việt Nam

Máy cấy mạ non không động cơ của Việt Nam

Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút 
Sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi tính cơ giới hóa, khả năng thay đổi cách thực hiện và quy trình canh tác lúa nước tại nước ta.



Trong canh tác lúa nước, các khâu sản xuất như cấy, cầy, gặt, đập, phun thuốc… đều được cơ giới hóa để tăng năng suất. Tuy nhiên, công đoạn cấy lúa vẫn làm theo cách truyền thống - cấy bằng tay vì thửa ruộng canh tác nhỏ, ruộng ở trên dãy lương cao máy không vào được... Ở một số vùng, người dân đã sử dụng loại máy tự chế, tận dụng các linh kiện sẵn có dẫn đến việc tốn kèm tiền bạc sửa chữa mà tính ổn định chưa cao. Trước những trăn trở đó, nhóm nghiên cứu máynông nghiệp thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hội làm vườn huyện Tĩnh gia Thanh Hóa đã cùng nghiên cứu, sản xuất máy cấy mạ non không động cơ Việt Nam model VNUA - CLT 420.

Máy có nhiều ưu điểm như nhỏ gọn, kiểu dáng công nghiệp, tốc độ lấy mạ ổn định và sử dụng được trên nhiều loại ruộng sâu nông lầy cứng khác nhau. Máy sử dụng dễ dàng, linh hoạt, cho năng suất cao, chỉ tốn khoảng 30 phút cho một sào Bắc Bộ. Loại máy này được nhiều chuyên gia đánh giá cao, không chỉ bởi tính cơ giới hóa mà còn thay đổi cả cách thực hiện và quy trình canh tác lúa nước.
 Ngoài ra công ty BMC có cung cấp thiết bị nông ngư cơ phục vụ bà con trong vụ mùa 

Ngoài các đặc tính như sử dụng đơn giản, giá thành hợp lý, dễ mua linh kiện phụ tùng thay thế, máy cấy mạ non VNUA - CLT 420 không động cơ Việt Nam còn kết hợp thảm mạ được gieo và ươm bằng khay, giúp bà con dễ dàng sử dụng. Chỉ cần đặt khay mạ vào, máy sẽ tự động lấy và cấy.


 Xem thêm : http://bmcgroup.com.vn/may-nong-nghiep.html
Khay lấy mạ tự động.

Ông Bình, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Đại An cho biết, 3 năm nay, nhu cầu máy cấy mạ non không động cơ VNUA - CTL 420 tăng mạnh. Tuy nhiên, bà con cần liên hệ sớm với các trung tâm khuyến nông hoặc trực tiếp công ty để được tư vấn kỹ hơn cũng như có thời gian làm quen, sử dụng máy cho kịp mùa vụ và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp.




Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Nhà khoa học nông dân- thành công với nhiều sáng tạo

Một người nông dân chỉ học hết lớp 8 đã sáng chế thành công nhiều loại máy nông nghiệp, nay tiếp tục một lần nữa ghi thêm vào bộ sưu tập sáng chế máy nông nghiệp, những chiếc máy nông ngư cơ  của mình bằng máy rửa, phân loại, hong khô nước và đánh bóng... trái cà chua.
Máy hoạt động 8 tiếng/ ngày, đạt năng suất 20 tấn, bằng khoảng 20 người làm, nâng năng suất lao động lên gấp hàng chục lần với phương thức thủ công. Anh là Nguyễn Hồng Chương (41 tuổi), ngụ tại thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng).

Nhà khoa học “chân đất”
Xuất thân từ một nhà nông, chỉ mới học hết lớp 8 nhưng anh Nguyễn Hồng Chương lại đam mê làm khoa học. Năm 2007, anh tích luỹ số tiền hơn 7 triệu đồng rồi dùng chúng mua sắt, thép về nhà nghiên cứu và chế tạo thành công máy gieo hạt chân không. Chiếc máy này rất hữu ích cho các nhà nông khi làm vườn ươm công nghệ cao, thích hợp cho rất nhiều loại hạt giống nhỏ mà khi gieo thủ công bằng tay tốn rất nhiều thời gian, công sức và không đảm bảo kỹ thuật.


Anh Chương đã được vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng...
Máy gieo hạt chân không của anh Chương thích hợp với các loại hạt giống có kích thước từ 0,5 đến 3mm như: cà chua, xà lách, cải, sú, bó xôi, củ dền…
Tin lành đồn xa, nhiều người tìm đến tận mắt chứng kiến tính năng ứng dụng của máy trong thực tế sản xuất. Thấy được giá trị của chiếc máy, nhiều hộ nông dân đã đặt hàng. Năm chiếc máy gieo hạt đầu tiên được anh bán hết ra thị trường trong tỉnh Lâm Đồng trong vài ngày.
Sau khi sáng chế thành công chiếc máy gieo hạt đầu tay, để thỏa mãn  đam mê làm khoa học, anh Chương tiếp tục sáng chế thành công chiếc máy đóng đất vô vỉ xốp và nhiều máy nôngnghiệp khác. Những chiếc máy này cũng nhanh chóng được thị trường trong và ngoài tỉnh ưa chuộng.

Năm 2010, những sáng chế của anh Chương được doanh nhân Malaysia ưa chuộng và đặt hàng mua. Năm 2012, nhà nông sáng chế Nguyễn Hồng Chương với trình độ văn hóa mới học hết lớp 8 đã trở thành một kỹ sư chân đất làm chuyến xuất ngoại ký kết sản xuất máy nông nghiệp với những đối tác ở các nước Đông Á.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Nông dân lớp 8 sáng chế độc quyền máy đào khoai tây

Nông dân lớp 8 sáng chế độc quyền máy đào khoai tây
(Khoa học) - Điều làm mọi người ngạc nhiên là cha đẻ của chiếc máy nông nghiệp máy đào khoai tây này mới chỉ học đến lớp 8 và không qua trường lớp đào tạo kỹ thuật-cơ khí.

Sinh viên Đà Nẵng chế xích lô chạy năng lượng mặt trời
Tìm ra vật liệu carbon cứng hơn cả kim cương
Nông dân Phạm Minh Thành (42 tuổi), ngụ đường Nguyễn Siêu, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), người sáng chế ra máy đào khoai tây với năng suất lao động mỗi ngày bằng 70 nhân công lao động nay đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận bảo hộ độc quyền với nhãn hiện máy đào khoai tây “Minh Thành Tài”.

Từ thuở nhỏ, Phạm Thành Minh đã cùng gia đình lam lũ đào khoai tây mỗi khi bước vào thời kỳ thu hoạch. Lớn lên, lập gia đình, sinh con cái, khoai tây vẫn là cây trồng gắn bó với gia đình anh.

“Khổ nhất là thời điểm bước vào chính vụ, khắp Đà Lạt nhà nhà đào khoai tây chạy đua với thời gian để bán được với giá cao hoặc tránh khoai bị trúng mưa dẫn đến hư hỏng. Nhân công lao động thì khan hiếm, có thuê được giá cũng rất cao. Bởi vậy, tôi nảy sinh ý tưởng phải chế ra cái máy thu hoạch khoai tây để giảm bớt cực nhọc cho nhà nông, mà trước hết là phục vụ cho chính nhu cầu bức thiết của mình” -anh Thành chia sẻ.

Năng suất của máy đào khoai tây bằng khoảng 70 nhân công lao động
Năm 2008, anh Phạm Minh Thành chính thức bắt tay vào việc sáng chế máy thu hoạch khoai tây. Sau hơn một tháng trời miệt mài với công việc gò hàn, chế tạo, lắp ghép…bỏ bê công việc đồng áng cho vợ và thuê thêm người làm, cuối cùng chiếc máy đào khoai tây đầu tiên đã cơ bản hoàn thành.

Ngày anh Thành đem máy đào khoai tây ra vườn hồ hởi chạy đào thử, rất đông người dân làm nông nghiệp quanh đó kéo tới chứng kiến, ai cũng lắc đầu, tỏ vẻ hoài nghi về khả năng công dụng của chiếc máy này.

Họ cũng vô cùng thất vọng về sự “nguy hiểm” của những lưỡi đào sắc nhọn. Ngoài rất nhiều củ khoai bị sót lại, phần được đưa lên khỏi mặt đất thì quá nửa số củ bị lưỡi sắt xén đứt ngang hoặc gây trầy xước, hư hỏng.
Phải mất mấy tháng tiếp theo, sau nhiều lần chỉnh sửa các chi tiết kỹ thuật, tháo ra, lắp vào, bỏ bớt phần này, thêm vào chỗ kia.. bỏ hẳn việc làm vườn để tập trung sáng chế máy đào khoai tây, cuối cùng anh Thành đã hạn chế được những lỗi kỹ thuật của chiếc máy này.

Nhưng để máy đào khoai tây thực sự hoạt động đạt được mục đích như kỳ vọng thì phải mất cả năm trời. Anh Thành vừa làm, vừa sửa chữa, nâng cấp các chi tiết. Anh tập trung nhiều thời gian công sức hơn cả cho việc sáng chế bộ phận đào củ khoai tây cho linh động, phù hợp với mọi địa hình của Đà Lạt. Chiếc máy khi hoàn thiện, củ khoai khi đào không còn bị sót, kể cả những củ rất nhỏ, không bị trúng lưỡi sắt gây đứt xém hoặc trầy xước.

Khi hay tin anh Phạm Minh Thành sáng chế thành công máy đào khoai tây, hàng chục gia đình chuyên trồng loại nông sản này khắp Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng.. tìm tới quan sát thực tế. Ngay lần đầu tiên nhìn thấy chiếc máy hoạt động rất hiệu quả, tiện ích, nhiều người đã đặt vấn đề với anh Thành làm máy để bán cho họ.
Máy nông ngư cơ còn tạo rất nhiều lợi ích cho người dân
“Rồi tiếng lành đồn xa, nhiều người ở các tỉnh phía Bắc cũng gọi điện đặt hàng và thế là máy đào của mình được xuất bán ra ngoài ấy. Tính đến nay, mình đã bán được hơn 200 máy, giao tận nơi và tùy theo xa hay gần mà máy được bán với giá từ 19 - 24 triệu đồng/chiếc”-anh Thành cho biết.

Anh Phạm Thành Minh đã xuất bán khoảng 200 máy đào khoai tây do anh sáng chế.
Nông dân Trần Ngọc Lưu Long, ngụ thôn Măng Lin, phường 7, TP Đà Lạt cho biết, máy đào khoai tây do anh Thành sáng chế là chiếc máy đa năng: “Máy thu hoạch khoai tây vừa lấy được củ khoai, vừa đào xuống lòng đất sâu hơn 30cm, đăm nhỏ những cục đất lớn, thu hoạch xong khoai tây thì cũng coi như vừa làm đất xong, chỉ chờ ngày xuống giống loại hoa màu tiếp theo”.
Máy nông ngư cơ BMC cũng rất được người dân tin dùng bởi chức năng tốt và bền lâu

Hiện máy đào khoai tây của anh Thành đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Chứng nhận độc quyền nhãn hiệu “Minh Thành Tài”. Điều làm cho mọi người ngạc nhiên hơn nữa là “cha đẻ” của máy đào khoai tây này mới chỉ học đến lớp 8 và không qua trường lớp đào tạo kỹ thuật cơ khí.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Máy nén khí Puma PX200300 do BMC cung cấp

Máy nén khí Puma PX200300

Thương hiệu : PUMA
Xuất xứ : Đài Loan - Trung Quốc

Cấu tạo hệ thống nén khí của máy nông ngư cơ đầy hiệu quả này:

Máy nén khí được áp dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, nó chuyển hóa năng lượng điện năng sang dạng năng lượng động lượng dưới dạng nén áp suất khí.
Vậy hệ thống khí nén của nó gồm những gì? Các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu nhé. Hệ thống gồm những bộ phận:
Bộ phận nén khí là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống nén khí. Chức năng của nó là tạo ra lượng khí nén có áp suất chênh lệch so với áp suất không khí bên ngoài môi trường.
Bộ phận ống dẫn khí và tích trữ khí có chức năng dịch chuyển khí nén với áp suất cao đến bình chứa khí và đưa đến nơi tiêu thụ lượng khí nén đó. Nó được thiết kế bằng những đường ống nhựa chịu lực tốt hay những đường ống kẽm. Ngoài ra bình chứa khí còn có thêm van xả nước.
Bộ phận tách nước ra khỏi khí nén : Khi không khí bị nén dưới áp suất cao sẽ có một lượng hơi ẩm trong đó bị ngưng tụ và chuyển thành nước. 
Bộ phận khác : Nó là trung tâm điều khiển khí nén nằm bên ngoài bảng điều khiển máy nén. Nó có tác dụng kết nối trung tâm điều khiển.
Tại sao nên mua những máy nông nghiệp của BMC cung cấp, vì những sản phẩm này đều được nghiên cứu phù hợp với địa hình địa chất của đất đai khí hậu Việt Nam nên hiệu quả sử dụng rất cao mà lại bền bỉ.
Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN BMC VIỆT NAM

Địa chỉ: Lô MB1-2, Đường số 5, KCN Đức Hòa 1-Hạnh Phúc, Tỉnh Long An.

ĐT: 0723 778 061 - Fax: 0723 778 062

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

Những sáng chế mang về tiền tỷ của 'kỹ sư Hai lúa'

Những sáng chế mang về tiền tỷ của 'kỹ sư Hai lúa'

Vốn học về công nghệ thông tin, không chút liên quan gì đến máy móc nhưng anh Nguyễn Hải Châu (Liên Mạc – Từ Liêm – Hà Nội) lại sáng chế và cải tiến thành công hàng trăm máy cơ khí đa năng,máy nông nghiệp phục vụ đắc lực cho nông nghiệp. Đặc biệt hơn, những sáng chế của anh đã đánh bật nhiều máy móc của Trung Quốc, Nhật Bản và đem về thu nhập hàng chục tỉ đồng mỗi năm.

Sáng tạo độc đáo

Có lẽ, biệt danh “kĩ sư Hai lúa” cũng đã phần nào nói lên tính chất tay ngang, nghiệp dư của anh Nguyễn Hải Châu khi tiến vào địa hạt sáng tạo máy móc. Dù vậy, nhưng với niềm đam mê cơ khí cũng như sự cật lực lao động, anh Châu đã lần lượt cho ra đời nhiều loại máy móc tiện dụng, gây bất ngờ không nhỏ đối với các chuyên gia. Đó là máy băm nghiền đa năng 3A, máy ép cám viên, máy nghiền vỏ dừa… phục vụ cho bà con nông dân.
Theo anh Châu, việc khởi nghiệp với máy móc là sự…vô tình. Bởi khi anh đang là cán bộ dự án phát triển nông thôn, sống và làm việc với bà con nên nhận thấy bà con nông dân thiếu các công cụ lao động phù hợp với điều kiện kinh tế và thói quen sản xuất. Anh Châu nghĩ phải chuyển giao cho bà con một chiếc máy chạy bằng nguồn điện gia đình, làm được các việc để chế biến thức ăn gia súc ngay tại nhà bằng chính những nguyên liệu bà con có.
Đề xuất dự án những đặt mua nhưng không có, đặt chế tạo cũng không có nơi nào nhận. Vậy là anh Châu xin nghỉ phép để tự chế tạo. Hết phép vẫn chưa chế tạo xong nên anh đã xin nghỉ việc để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm. Rồi chiếc máy cũng ra đời.

Chiếc máy băm nghiền đa năng của anh Châu có thể thực hiện đồng thời 3 chức năng là băm, nghiền, thái nhiều nguyên liệu cùng lúc mà không sợ lẫn với nhau. Cấu trúc của máy lại không quá phức tạp, nhỏ gọn, chỉ khoảng 50 kg, có thể tháo rời từng bộ phận một cách dễ dàng. Trong khi, máy của Trung Quốc, của Nhật Bản lúc đó cũng không thể làm được như vậy. Hơn nữa, giá thành chiếc máy được anh Châu đưa ra chỉ 4-6 triệu đồng, phù hợp với túi tiền của nông dân nên rất được ưa chuộng.

Sự thành công của máy 3A đã tạo động lực cho anh Nguyễn Hải Châu tiếp tục sáng chế ra hàng loạt nông ngư cơ khác như: máy thái cá, máy bóc bẹ ngô, máy tách hạt, máy nghiền ngô, máy nghiền cua, máy băm cỏ… khiến tổng số máy lên đến hơn 30 chiếc. Mỗi máy trước khi đưa ra thị trường đều được đưa cho chính bà con thử nghiệm nhiều lần.

Điều đặc biệt là những sáng chế của anh Châu chỉ dùng điện dân dụng chứ không phải dùng điện công nghiệp như các loại máy móc khác nên sản phẩm càng tiện dụng. Những chiếc máy do anh Châu sản xuất đã đồng hành cùng người nông dân ở nhiều miền quê và xuất sang cả Lào, Campuchia.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Máy cấy không động cơ của người nông dân


Đến với một vùng quê thuần nông để cùng tìm hiểu về những sáng chế thiết thực được ứng dụng trong nông nghiệp của một người nông dân cho dù ông chưa từng trải qua trường lớp đào tạo nào.
Những hàng lúa thẳng tắp nếu cấy bằng sức người thì một sào ruộng phải cần từ 5 đến 7 người. Thế nhưng, vụ Chiêm Xuân vừa rồi, người nông dân ở xã Yên Mạc, huyên Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã có thể nhàn hơn rất nhiều nhờ một công cụ do chính người nông dân tự sáng chế bắt đầu từ những thứ bỏ đi.
Đó chính là chiếc máy nông nghiệp do một người không có học thức cao sáng tạo ra – máy cấy không động cơ.
Một chiếc xích cam của một chiếc xe máy hỏng đã bỏ đi, với người dân thì nó chỉ là sắt vụn nhưng mà với ông Dung thì nó đã trở thành một trong những bộ phận rất là quan trọng để có thể sáng chế ra một chiếc máy cấy như thế.
Ngoài chiếc xích cam thì lò xo, tay xoay gương chiếu hậu và nhiều bộ phận khác của chiếc xe máy đã được ông Dung nghiên cứu, cho ra đời một chiếc máy cấy không động cơ, không cần sử dụng nhiên liệu và thân thiện với môi trường. Trước sự ra đời và thành công của chiếc máy cấy, ông Dung cũng đã sáng chế ra nhiều những sản phẩm khác phục vụ cho người nông dân.


Ông Vũ Văn Dung, người sáng chế ra chiếc máy nông ngư cơ rất có lợi ích- chiếc máy cấy không động cơ chia sẻ: Tôi cũng tìm tòi mọi biện pháp ví dụ cái lúc gặt thì tôi thấy bà con vác lúa vất vả khổ sở cả ngày mà đến lúc gặt gần trưa thì nó mệt, vác lúc rất mệt nhọc thì tôi về tôi chế tạo ra từ cái máy tời lúa, xong đến cái máy gặt này xong bắt đầu đến cái máy bơm nước xong bây giờ tôi đang chế tạo cái máy cấy. Cái máy cấy này thôi nếu như mà mình không có lập trường mà mình không có lòng đam mê thì cũng ko  thể làm được vì nhiều người người ta bảo tiền đâu mà vứt đi vậy? thì có những cái mình làm cắt đi bỏ lại  tới hàng chục lần nhưng bây giờ thì là ít, bây giờ nằm trong tầm của mình rồi thì mình nghiên cứu thật chính xác.
Một điểm đáng lưu ý đối với bà con nông dân xã Yên Mạc đó là hiện nay, nhiều công ty may, da giầy đóng trên địa bàn thu hút chị em phụ nữ vào làm việc đã khiến cho nhân lực sản xuất nông nghiệp khan hiếm. Đặc biệt là đến vụ cấy, việc thuê người cấy cũng rất khó khăn. Do vậy chiếc máy cấy của ông Dung đã giải quyết được bài toán thiếu nguồn nhân lực trong vụ cấy.
Ông Vũ Văn Tám, Xóm 3, xã Yên Mạc, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cho hay: Riêng có máy cấy thì phụ nữ cứ yên tâm vào công ty thôi không phải lo nghĩ gì về việc đồng áng, vâng anh em chúng tôi làm tốt.

Ông Vũ  Văn Thể, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Mạc, Yên Mô khẳng định: Hiện nay máy cấy của anh Dung cũng đã được bà con nông dân áp dụng vào trong vụ cấy chiêm xuân năm 2016 tại địa phương. Để mà giải phóng sức lao động thì bình quân mỗi một ngày như một chiếc máy cấy của anh Dung có thể cải tạo sức lao động trên chục người. Với địa phương thì anh em chúng tôi coi những sự sáng chế của các nhà nông là hết sức quan trọng nhằm giải phóng sức lao động cho nhân dân cũng như là tăng cái thu nhập cho bà con nông dân.

Bác Hồ đã từng nói: "Lao động là vinh quang". Và trong sự vinh quang của lao động, con người cũng có thể sáng tạo ra những điều tưởng như phi thường nhất là đối với những người nông dân nếu họ có niềm đam mê và cống hiến.